Tổ chức địa danh của Liên hợp quốc
| 29-03-2013- Nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về địa danh (UNGEGN)
Cuối những năm 1940, Tổ chức dịch vụ bản đồ thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc đã tìm hiểu cách thức đề xuất tiêu chuẩn của việc viết tên địa lý. Mục tiêu là để đạt được sự rõ ràng, tránh sự mơ hồ và nhầm lẫn trong chính tả của tên địa lý và hoặc các đối tượng trên bản đồ và tài liệu của Liên hợp quốc.
Năm 1959, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc đã thành lập một nhóm các chuyên gia để đáp ứng và cung cấp các khuyến nghị kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa các tên địa lý ở cấp quốc gia và quốc tế. Sau đó, Hội nghị Liên hợp quốc về tiêu chuẩn hóa địa danh (UNCSGN) và Nhóm các chuyên gia Liên hợp quốc về địa danh (UNGEGN) đã được nhóm họp.
UNGEGN được thành lập theo Nghị quyết 715 A (XXVII) ngày 23 tháng 4 năm 1959 và Nghị quyết 1341 (XLIV) ngày 31 tháng 5 năm 1968 và Quyết định của Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc tại cuộc họp lần thứ 854 ngày 4 tháng 5 năm 1973 để đẩy mạnh việc chuẩn hóa địa danh trên cả hai mức độ quốc gia và quốc tế.
Các tổ chức UNCSGN được tổ chức 5 năm một lần, và UNGEGN tổ chức giữa các Hội nghị này để theo dõi việc thực hiện các nghị quyết được thông qua tại Hội nghị và để đảm bảo tính liên tục của hoạt động giữa Hội nghị.
Hiện nay, UNGEGN là một trong bảy cơ quan chuyên môn thường trực của ECOSOC, với hơn 400 thành viên đến từ hơn 100 quốc gia.
Ngoài các Hội nghị, UNGEGN làm việc thông qua 23 tiểu ban vùng địa lý/ ngôn ngữ và thông qua các nhóm làm việc. UNGEGN đang thực hiện các vấn đề về đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu và từ điển địa danh, hệ thống chữ Latinh, tên nước, thuật ngữ và hướng dẫn về khoa học địa danh. UNGEGN thúc đẩy việc ghi âm của địa danh được sử dụng tại địa phương phản ánh qua những ngôn ngữ và truyền thống của một nước.
Mục tiêu của UNGEGN là để tất cả các nước tự quyết định tên chuẩn của quốc gia thông qua cơ quan địa danh quốc gia hoặc công nhận bởi các thủ tục hành chính.
Những nhiệm vụ chính của UNGEGN là:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hóa địa danh trên cả hai mức độ quốc gia và quốc tế;
- Thu thập kết quả làm việc của các thành viên quốc gia và quốc tế liên quan đến việc chuẩn hóa địa danh, phổ biến kết quả đó đến các thành viên Liên hợp quốc;
- Nghiên cứu và đưa ra các nguyên tắc, chính sách và phương pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề chuẩn hóa ở từng quốc gia và quốc tế;
- Đóng góp vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi với sự trợ giúp khoa học và kĩ thuật cho các nước đang phát triển nhằm tạo ra cơ chế để chuẩn hóa địa danh ở từng quốc gia và quốc tế;
- Cung cấp phương tiện liên hệ và phối hợp giữa các quốc gia thành viên và các cơ quan quốc tế về các công việc liên quan đến chuẩn hóa địa danh;
- Thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết của các Hội nghị Liên hợp quốc về chuẩn hóa địa danh giao cho.
Hơn 50 năm qua, Nhóm chuyên gia về địa danh (UNGEGN) và Hội nghị của Liên hiệp quốc về tiêu chuẩn hóa địa danh của Liên hợp quốc đã theo đuổi mục tiêu về tiêu chuẩn hóa địa danh trên toàn thế giới. Những tiến bộ của công nghệ số tuy đã làm thay đổi về một số nội dung, cách thức chuẩn hóa địa danh, nhưng việc tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với địa danh vẫn chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tiêu chuẩn của quốc gia.
Ngoài ra, để khuyến khích sự hình thành của tổ chức địa danh của mỗi quốc gia, các thành viên của Nhóm chuyên gia Liên hiệp quốc về địa danh đã có nhiều cố gắng để tạo điều kiện và thúc đẩy công việc thành lập và làm việc của cơ quan này.
Việc tạo ra các Nhóm các chuyên gia làm việc xem xét các khu vực đặc biệt quan tâm để giải quyết các vấn đề quan trọng như: hệ thống chữ Latinh; địa danh học; trao đổi dữ liệu và các định dạng; tên quốc gia ; thuật ngữ địa danh học; đào tạo các khóa học về nghiên cứu địa danh. Một số nhóm làm việc đã hoàn thành công việc và báo cáo kết quả cho Nhóm các chuyên gia, sau đó đã giải tán.
Kết quả của các nhóm nghiên cứu dã tạo ra được các tiêu chuẩn về địa danh, hướng dẫn việc sự dụng địa danh chuẩn cho các nhà quản lý và công bố sử dụng trên toàn thế giới.
Trong năm 2002, Liên hiệp quốc đã công bố danh mục các thuật ngữ chuẩn hóa địa danh, là kết quả công việc của Nhóm chuyên gia về địa danh học. Tiếp đó, Liên hợp quốc xuất bản hai sách hướng dẫn của Nhóm Các chuyên gia liên quan đến việc chuẩn hóa địa danh.
Với sự phổ biến rộng rãi trong các hình thức tiêu chuẩn hóa địa danh quốc gia thông qua từ điển địa danh, tập bản đồ, cơ sở dữ liệu trên web, hướng dẫn khoa học địa danh, UNGEGN đã thúc đẩy việc sử dụng các địa danh đó rộng rãi trên thế giới.
- Quy định của Liên hợp quốc về tổ chức địa danh
Năm 1967, Hội nghị Liên hợp quốc về chuẩn hóa địa danh đã ban hành Nghị quyết số 4, trong đó có một số kiến nghị: mỗi quốc gia đều phải có cơ quan quốc gia về địa danh với cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Cơ quan quốc gia về địa danh bao gồm một thành viên hoặc một nhóm các thành viên phối hợp có quyền hạn rõ ràng, có những quy phạm cho việc chuẩn hóa địa danh và có chính sách cho việc chuẩn hóa địa danh cho quốc gia mình.
b) Cơ quan quốc gia về địa danh có pháp lí, hợp phần, chức năng và thủ tục sau:
- Là một tổ chức bền vững trong cấu trúc nhà nước;
- Tạo cơ hội lớn nhất cho sự thành công của chương trình chuẩn hóa địa danh quốc gia;
- Trong khuôn khổ của tổ chức, có thể thành lập các Ủy ban địa danh theo vùng hoặc khu vực tương ứng với khu vực địa lí hoặc ngôn ngữ;
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân và các tổ chức khác xem xét về hiệu quả hoạt động của nó, qua đó tạo nên một sự quan tâm chung của cả nước;
- Tạo khả năng sử dụng đầy đủ các dịch vụ của các nhà đo đạc, các nhà bản đồ, các nhà ngôn ngữ cũng như của bất kì chuyên gia nào để có thể giúp cho cơ quan địa danh quốc gia tiến hành công việc của mình một cách có hiệu quả;
- Cho phép ghi chép, lưu trữ và xuất bản, phổ biến rộng rãi và nhanh chóng các địa danh đã chuẩn hóa trong nước và trên thế giới.
Về mặt tổ chức, những quốc gia chưa bắt đầu tiến hành việc chuẩn hóa địa danh quốc gia cần bắt đầu thành lập cơ quan quốc gia về địa danh của mình và thông báo cho Liên hợp quốc về cơ cấu tổ chức, chức năng và địa chỉ liên lạc của tổ chức này.
NVT