• Trang chủ
  • Tin tức
  • Đo đạc và Bản đồ
    • Thông tin
    • Khoa học - Công nghệ
    • Kiến thức chung
  • Địa danh
    • Lịch sử
    • Danh lam thắng cảnh
    • Nổi tiếng
    • Tư liệu
  • Nhân vật - Sự kiện
  • Cuộc sống
    • Nghệ thuật
    • Văn - Thơ
  • Quản trị nhân lực
    • Giáo dục - Đào tạo
  • Từ điển
  • Văn bản
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ bảy, 23/09/2023
Tin tức

Bản đồ 5.000 năm tuổi cổ nhất thế giới

| 18-02-2022

Các nhà khảo cổ Đan Mạch phát hiện hòn đá với những nét chạm khắc kỳ lạ được cho là bản đồ cổ nhất thế giới, có niên đại cách đây 5.000 năm.

ban-do-5000-nam-tuoi-co-nhat-the-gioi

Hai mảnh của hòn đá được cho là phần còn sót lại của một bản đồ cổ nhất thế giới. Ảnh: Skalk.

Nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch phát hiện nhiều đồ tạo tác cùng một hòn đá khắc nhiều ký hiệu được cho là bản đồ cổ nhất thế giới trên hòn đảo Đan Mạch Bornholm nằm giữa biển Baltic, Science Alert hôm 10/11 đưa tin.

Hòn đá rộng khoảng 5 cm, có niên đại từ năm 2900 đến năm 2700 trước Công nguyên. Nó bị vỡ ra làm ba mảnh nhỏ hơn khi những người nông dân thời kỳ đồ đá thực hiện nghi lễ thờ cúng Mặt Trời. Các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy hai mảnh của hòn đá, mảnh thứ ba bị thất lạc.

"Đây không phải vết trầy xước ngẫu nhiên. Một số đường kẻ có thể là hình vẽ ruộng ngô, cây xanh và con đường. Nếu hòn đá thực sự là một bản đồ, nó sẽ là thứ có một không hai", Flemming Kaul, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo Kaul, hòn đá không phải là bản đồ theo nghĩa hiện đại chúng ta dùng ngày nay, mà là một bản đồ cách điệu. Ông cho rằng hình vẽ chằng chịt trên hòn đá mô tả chi tiết địa hình đất đai trên đảo Bornholm cách đây gần 5.000 năm.

"Tôi có thể thấy một số điểm tương đồng với nghệ thuật chạm khắc đá ở vùng núi Alps, phía bắc Italy trong cùng khoảng thời gian. Theo đó, hình vẽ trên đá được hiểu như là cảnh quan mang tính biểu tượng, giống như những gì chúng tôi vừa khai quật", Kaul nói.

Trước đây, người ta cũng tìm thấy trên đảo Bornholm những hòn đá khắc hình ảnh Mặt Trời và tia nắng Mặt Trời. Giới khảo cổ cho rằng, chúng được sử dụng trong các nghi lễ cầu cho đất đai màu mỡ.

  • In bài viết này
  • 331 lượt đọc

Tin khác

  • Làm thế nào để học sinh có hứng thú học Lịch sử (30/10/2022)
  • Từ điển SAMDICT - YouTube (03/09/2022)
  • Lỗi chính tả đắt giá nhất lịch sử lập pháp Mỹ (26/07/2020)
  • Microsoft làm bản đồ tương tác giúp theo dõi diễn biến COVID-19 (17/03/2020)
  • Bản đồ cổ Philippines phá kỷ lục đấu giá (28/09/2019)
  • Xuân 2019 - Mùa xuân bắt đầu các nhiệm vụ lớn đối với Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (03/03/2019)
  • Những bí mật của bản đồ Google Maps (18/11/2018)
  • Nhật Bản lo lắng vì hòn đảo cao 1,4 m biến mất (07/11/2018)
  • Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm bị thất lạc (02/05/2018)
  • Việt Nam sẽ công bố bản đồ chuẩn về đường biên với Lào (21/04/2018)
Liên kết Web
  • UNGEGN
  • UNGGIM
  • vbqppl
  • YouTube Samdict
  • Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
  • Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ
  • Kova Thai Yen
Tài liệu mở
  • Sổ tay hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp xã
  • Đọc bản đồ, sử dụng địa bàn và máy định vị
  • Giáo trình Trắc địa ảnh - Viễn thám
  • Chuẩn dữ liệu đồ họa quy hoạch sử dụng đất
Thống kê
  • Số người online: 126
  • Lượt truy cập: 396634
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đo đạc và Bản đồ
  • Địa danh
  • Nhân vật - Sự kiện
  • Cuộc sống
  • Quản trị nhân lực
  • Từ điển
  • Văn bản
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© Bản quyền Từ điển đo đạc và bản đồ - SAMDICT

Quản trị: Nguyễn Văn Thảo

© Ghi rõ nguồn "samdict.com.vn" khi sử dụng thông tin từ website này