• Trang chủ
  • Tin tức
  • Đo đạc và Bản đồ
    • Thông tin
    • Khoa học - Công nghệ
    • Kiến thức chung
  • Địa danh
    • Lịch sử
    • Danh lam thắng cảnh
    • Nổi tiếng
    • Tư liệu
  • Nhân vật - Sự kiện
  • Cuộc sống
    • Nghệ thuật
    • Văn - Thơ
  • Quản trị nhân lực
    • Giáo dục - Đào tạo
  • Từ điển
  • Văn bản
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ tư, 29/03/2023
Kiến thức chung

Chỉ dẫn địa lý

| 14-03-2018

Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" (geographical indications) mới chính thức xuất hiện từ năm 1994 trên cơ sở "chỉ dẫn nguồn gốc" và "tên gọi xuất xứ hàng hóa", được quy định tại khoản 1 điều 22 hiệp định TRIPs: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý.

 

Hiệp định TRIPS về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ được ban hành, đã thiết lập các tiêu chuẩn để quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối với chỉ dẫn địa lý. Từ đây, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã thừa nhận trên phạm vi quốc tế.  

 

Một sản phẩm, dịch vụ hàng hóa được coi là chỉ dẫn địa lý phải đạt được ba điều kiện sau:

  • Có dấu hiệu (bao gồm từ ngữ, hình ảnh…) để chỉ ra được sản phẩm đó mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa phương nào của lãnh thổ quốc gia đó.
  • Có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ khu vực, địa phương mà hàng hoá đó được xác định mang chỉ dẫn địa lý.
  • Có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi hàng hoá bắt nguồn quy định.

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

Tên gọi xuất xứ hàng hoá lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1989 trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và được đưa vào điều 786 Bộ luật dân sự 1995: “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng hoá từ nước, địa phương đó với điều kiện mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”

 

Ở Việt Nam, tên gọi xuất xứ hàng hoá cần có bốn điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hoá phải là tên chính thức và đang được sử dụng tại một quốc gia, một địa phương xác định trên bản đồ địa lý; hàng hoá mang tên gọi xuất xứ phải có xuất xứ từ nước, địa phương đã được xác định mang tên gọi xuất xứ hàng hoá; hàng hoá mang tên gọi xuất xứ hàng hoá phải có chất lượng, tích chất đặc thù riêng; chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường địa lý. 

 

Tên gọi xuất xứ hàng hoá được dùng ở Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2005 khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực. Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng hoá thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý. Theo đó, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

 

Ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý được quy định lần đầu tiên tại Nghị định 54/2000/CP-NĐ ngày 3/10/2000:

“1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá”

Một số chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

 

Tính đến 26/7/2013 có 35 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, một số chỉ dẫn địa lý cụ thể như sau:[8][9][10]

  • Bưởi Đoan Hùng
  • Bưởi Luận Văn
  • Bưởi Phúc Trạch
  • Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Cam Vinh
  • Chè Shan Tuyết
  • Chuối ngự Đại Hoàng
  • Cognac[10]
  • Nón lá
  • Nước mắm Phan Thiết
  • Nước mắm Phú Quốc
  • Quế Văn Yên
  • Thuốc lào Hải Phòng
  • Trà Tân Cương
  • Vải thiều
  • Xoài cát Hòa Lộc
  • Trâu Bảo Yên

NVT sưu tầm

                

 

  • In bài viết này
  • 668 lượt đọc

Tin khác

  • Kinh nghiệm đọc bản đồ siêu dễ (08/03/2013)
  • Đường biên giới trên biển theo đúng luật pháp quốc tế (08/03/2013)
  • Một số câu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam (06/03/2013)
Liên kết Web
  • UNGEGN
  • UNGGIM
  • vbqppl
  • YouTube Samdict
  • Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
  • Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ
  • Kova Thai Yen
Tài liệu mở
  • Sổ tay hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp xã
  • Đọc bản đồ, sử dụng địa bàn và máy định vị
  • Giáo trình Trắc địa ảnh - Viễn thám
  • Chuẩn dữ liệu đồ họa quy hoạch sử dụng đất
Thống kê
  • Số người online: 10
  • Lượt truy cập: 299114
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Đo đạc và Bản đồ
  • Địa danh
  • Nhân vật - Sự kiện
  • Cuộc sống
  • Quản trị nhân lực
  • Từ điển
  • Văn bản
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© Bản quyền Từ điển đo đạc và bản đồ - SAMDICT

Quản trị: Nguyễn Văn Thảo

© Ghi rõ nguồn "samdict.com.vn" khi sử dụng thông tin từ website này