Trung Quốc đầu tư 810 triệu đô la cạnh tranh với GPS
| 14-05-2013Theo China Daily, số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng một khu công nghiệp có 30 đến 50 công ty tập trung phát triển một hệ sinh thái cho hệ thống Bắc Đẩu. Đặt trụ sở tại Thiên Tân, khu công nghiệp này được dự kiến sẽ chào đón 20 công ty đầu tiên vào tháng Sáu.
Chính phủ Trung Quốc không chỉ muốn hệ thống Bắc Đẩu sẽ thống trị khu vực dịch vụ định vị trị giá 19,2 tỷ USD của Trung Quốc, mà còn xem nó như là một cách để quân đội Trung Quốc ít phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Điều này sẽ bảo vệ đất nước Trung Quốc nếu Mỹ quyết định từ chối không cho Trung Quốc truy cập vào hệ thống GPS của Mỹ. Nó cũng đồng thời khiến Trung Quốc có lợi thế chiến lược.
Theo DefensePolicy.Org viết: "Bên cạnh những ứng dụng thương mại của hệ thống Bắc Đẩu, việc đưa một hệ thống định vị toàn cầu độc lập sẽ cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế chiến lược quân sự đáng kể trong trường hợp nếu có những tình huống thù nghịch xảy ra trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
"Đáng chú ý nhất là một lợi thế như vậy có thể hữu ích trong việc chống lại lực lượng hải quân nước ngoài và đặc biệt chống lại hải quân của Mỹ"
Hệ thống Bắc Đẩu cũng có thể cung cấp cho Trung Quốc thêm các lợi thế thường ngày khác.
Ví dụ, các nhà phát triển hy vọng rằng vệ tinh định vị sẽ cho phép tài xế taxi có thể nhanh chóng xác định vị trí của hành khách gần đó, và như vậy sẽ cắt giảm lượng khí thải và cải thiện chất lượng không khí của thủ đô.
Đồng hồ được đồng bộ hóa với vệ tinh định vị Bắc Đẩu có thể xác định vị trí của người sử dụng trong vòng 10 mét.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Ba, chỉ huy trưởng chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc, Hằng Nga-3, nói hệ thống Bắc Đẩu sẽ đạt quy mô phủ toàn cầu vào khoảng năm 2020 và sẽ có thể cung cấp dịch vụ định vị và dẫn đường có độ chính xác cao và đáng tin cậy với trợ giúp của 35 vệ tinh.
Trung Quốc cho đến nay đã phóng lên 16 vệ tinh định vị.
Hệ thống Bắc Đẩu đang được chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng cho vận tải, dự báo thời tiết, ngư nghiệp, lâm nghiệp, viễn thông, giám sát thủy văn và bản đồ kể từ tháng 12/2013 (ban đầu nó được đưa ra trên cơ sở thử nghiệm hồi năm 2003), nhưng hơn 95 phần trăm các thiết bị định vị sử dụng ở Trung Quốc vẫn dựa vào GPS.
Theo số liệu thống kê được tờ China Daily trích dẫn, tổng sản lượng khu vực dịch vụ định vị của Trung Quốc trong năm 2012 là trên 120 tỷ nhân dân tệ (tương đương 19,2 tỷ USD).
Ngoài chức năng định vị và đồng hồ thì các thiết bị nhận tín hiệu của hệ thống Bắc Đẩu cũng sẽ có thể liên lạc với trạm mặt đất qua những thông điệp ngắn bằng ký tự Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc hy vọng rằng chức năng ngôn ngữ này của nó sẽ cho phép họ giành lại 70 đến 80% thị phần nội địa từ GPS từ nay tới năm 2020, và cũng cho phép hệ thống Bắc Đẩu thu hút thị phần ở các nước nói tiếng Hoa khác.
Theo BBC
Tin khác
- Khám phá thế giới qua 15 tấm bản đồ vô cùng thú vị (04/02/2019)
- Facebook công bố bản đồ thảm họa hỗ trợ hoạt động cứu hộ (03/09/2017)
- "Nhặt sạn" trên tấm bản đồ mà chỉ 10% dân số thế giới nhìn ra lỗi (11/02/2017)
- Bản đồ "mùi" (06/12/2013)
- Khái quát các hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS) (19/03/2013)