số hóa bản đồ

 


 

(cg. rời rạc hóa bản đồ), sự chuyển đổi các yếu tố nội dung của bản đồ từ dạng hình ảnh nhìn thấy được (kí hiệu, chữ, số, màu sắc, hình ảnh...) - còn gọi là dạng tương tự sang dạng số nhị phân để có thể xử lí trên máy tính và lưu vào các thiết bị nhớ mà máy tính có thể đọc được.

 

Bản đồ ở dạng số được cấu trúc ở hai dạng: dạng vectơ và dạng rastơ.

 

Các phương pháp số gồm có:

 

1) Số hóa bằng thiết bị số hóa (digitize), tạo cấu trúc vectơ, hiện nay phương pháp này hầu như không được sử dụng;

 

2) Số hóa bằng thiết bị quét (scaner), tạo cấu trúc rastơ, còn gọi là ảnh rastơ, số hóa ảnh rastơ trên màn hình máy tính nhờ phần mềm số hóa, tạo cấu trúc vectơ cho bản đồ được số hóa.

 

Số hóa bằng bàn số hóa năng suất thấp và phức tạp. Hiện nay, việc số hóa chủ yếu được tiến hành bằng các phần mềm trên máy tính từ các ảnh được quét và nắn theo lưới chiếu quy định cho bản đồ được thành lập.

 

Năm 2000, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy định số hóa bản đồ địa hình các tỉ lệ từ 1:25 000 – 1:100 000 trên cơ sở sử dụng bộ phần mềm MicroStation của hãng Intergraph.