ngôn ngữ thế giới

 


 

Toàn bộ ngôn ngữ tự nhiên trên thế giới với khoảng 2 nghìn ngôn ngữ chính.

 

Theo số lượng người sử dụng, có 9 ngôn ngữ phổ biến: Trung Quốc, Anh, Nga, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Arập, Bengan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản. Theo quyết định của Liên hợp quốc, có 6 ngôn ngữ sau đây được coi là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ làm việc, được sử dụng chính thức trong giao tiếp quốc tế và trong các tổ chức quốc tế: Anh, Arập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga và Pháp.

 

Theo đặc điểm nguồn gốc, các ngôn ngữ trên thế giới được chia ra thành các họ lớn Ấn - Âu, Kapkazơ, Đraviđa, Uran, Antai, Triều Tiên, Anhđiêng, Hán - Tạng, Thái, Nam Á, Nam Đảo, Papuan, Xêmit - Hamit Châu Phi...

 

Theo đặc điểm loại hình, ngôn ngữ thế giới được xếp vào 4 loại lớn: đơn lập, biến hình, chắp dính, đa thức tổng hợp.

 

Theo đặc điểm khu vực và các đặc điểm tiếp xúc, các ngôn ngữ thế giới có thể nhóm thành các liên minh ngôn ngữ lớn. Vd: Liên minh ngôn ngữ vùng Bancăng, liên minh ngôn ngữ Trung Á - Tiểu Á.