hệ toạ độ địa lí

 


 

Hệ tọa độ sử dụng để xác định kinh độ và vĩ độ của một điểm trên Trái Đất. Trong hệ tọa độ địa lí, Trái Đất coi là hình cầu, có tâm O (tâm Trái Đất) là gốc tọa độ. Hai mặt phẳng tọa độ là mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc Grinuyt (Anh).

 

Tọa độ địa lí của một điểm M được xác định bởi kinh độ l và vĩ độ j. Kinh độ địa lí của một điểm là góc nhị diện l hợp với mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc với mặt phẳng chứa kinh tuyến qua điểm đó. Kinh độ địa lí được tính từ kinh tuyến gốc về cả hai phía Đông và Tây bán cầu, tương ứng gọi là độ kinh Đông và độ kinh Tây, thay đổi từ 0 đến 180o. Vĩ độ địa lí của một điểm là góc nhọn j hợp với mặt phẳng đường dây dọi (phương trọng lực g) đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo. Độ vĩ địa lí j đưọc tính từ xích đạo về cả hai phía Bắc và Nam bán cầu, tương ứng gọi là vĩ độ Bắc và vĩ độ Nam, thay đổi từ 0 đến 90o.  

 

Việt Nam nằm hoàn toàn ở phía Bắc bán cầu và phái Đông kinh tuyến Grinuyt nên tất cả các vị trí trên lãnh thổ đều có vĩ độ Bắc và kinh độ Đông.

 

Tọa độ địa lí được xác định bằng phương pháp thiên văn trắc địa nên còn gọi là tọa độ thiên văn.

 

Hệ thống toạ độ địa lí có ưu điểm là thống nhất cho toàn bộ Trái Đất. Nhưng giá trị toạ độ lại tính bằng đơn vị đo góc, mà giá trị độ dài ứng với các đơn vị góc ở những khu vực khác nhau trên bề mặt elipxôit tròn xoay lại khác nhau. Việc tính toán với toạ độ địa lí rất phức tạp.