Hệ tọa độ Đêcac

 


 

Hệ toạ độ trên mặt phẳng do Đêcac là người đầu tiên đưa ra năm 1673. Trên mặt phẳng lấy một điểm O gọi là gốc tọa độ và hai vectơ e1, e2 không nằm trên cùng một đường thẳng, xuất phát từ O, gọi là các vectơ đơn vị. Hai đường thẳng Ox, Oy tương ứng chứa e1, e2 gọi là các trục tọa độ.

 

Điểm O cùng với hai đường thẳng Ox, Oy tạo thành một hệ tọa độ Đêcac, kí hiệu Oxy. Tọa độ Đêcac trong hệ tọa độ Oxy của một điểm M trên mặt phẳng là cặp số (x, y) sao cho = xe1 + ye2 Như vậy mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định hoàn toàn bởi tọa độ Đêcac của nó. Nếu (x, y) là tọa độ Đêcac của M, ta còn viết M (x, y).

 

Trong trường hợp Ox vuông góc với Oy và độ dài của e1, e2 bằng nhau ta có hệ tọa độ Đêcac vuông góc. Khi đó Ox gọi là trục hoành, Oy gọi là trục tung, x gọi là hoành độ và y gọi là tung độ của điểm M.

 

Thông thường, quy định trục Ox theo phương nằm ngang, hướng của e1 từ trái sang phải, trục Oy theo phương thẳng đứng, hướng của e2 từ dưới lên trên.

 

Tọa độ Đêcac cũng được định nghĩa tương tự cho không gian n chiều. Trong tọa độ Đêcac vuông góc của không gian ba chiều, tọa độ x, y, z của điểm M tương ứng được gọi là hoành độ, tung độ và cao độ.