vệ tinh Ấn Độ (IRS)

 


 

Ấn Độ bắt đầu phát triển chương trình Vệ tinh viễn thám IRS (Indian Remote Sensing satellite) từ năm 1981 để hỗ trợ cho nền kinh tế trong các ngành như tài nguyên nước, nông nghiệp, môi trường, địa chất, quản lí vùng biển.

 

Cơ quan Hàng không Vũ trụ của Ân Độ là cơ quan của chính phủ chuyên cung cấp các dịch vụ dữ liệu từ các vệ tinh IRS. Dữ liệu của các vệ tinh IRS hiện nay được thu và phân phối ở một số nước trên thế giới.

 

Với những Sensor có độ phân giải cao, ảnh của vệ tinh IRS đã trở thành tiền đề cho nhiều ứng dụng mới trong quy hoạch và quản lí đô thị, trong xây dựng các bản đồ có tỉ lệ lớn. Hai vệ tinh IRS đầu tiên là IRS – 1A và IRS–1B được tên lửa Vostok của Nga đưa lên quỹ đạo vào tháng 3 năm 1988 và tháng 8 năm 1991 (hai vệ tinh này đã ngừng hoạt động).

 

Vào cuối năm 1999, Ân Độ vẫn còn 5 vệ tinh đang hoạt động, trong đó có vệ tinh IRS 1 C, IRS 1D và IRS P3. Cả hai vệ tinh IRS 1C và IRS 1D đều cho ảnh chụp có độ phân giải cao (5,8 m) ở kênh toàn sắc (0,50 – 0,75 mm).

 

Với độ phân giải này vào đầu năm 1998, IRS đã trở thành vệ tinh thương mại dân sự có độ phân giải lớn nhất. Hai vệ tinh IRS 1C và IRS 1D đều mang sensor WiFS (Wide Field Sensor) chụp được ảnh của khu vực lớn (770 km2/ảnh) ở 2 kênh phổ 0,63 – 0,69 mm và 0,77 – 0,86 mm với độ phân giải 190 m và sensor LISS 3 chụp được ảnh ở 4 kênh phổ với độ phân giải 23,5 m.

 

Vệ tinh IRS P5 được đưa lên quỹ đạo năm 1998 và IRS 2A được đưa lên quỹ đạo năm 2000, IRS 2B được đưa lên quỹ đạo năm 2004 với sensor mới LISS 4.

 

IRS P4 (OCEANSAT 1) là vệ tinh được dùng chủ yếu để đo đạt và quan trắc các thông số vật lí và sinh thái biển. Với sensor OCM (Ocean Color Monitor) chụp được ảnh ở 8 kênh phổ và sensor MSMR (Multi Frequency Scanning Microwave Radiometer) chụp được ảnh ở 4 kênh phổ, vệ tinh này cung cấp những khả năng quan trắc bờ biển rất tốt.